Nhận biết và hiểu đúng ý nghĩa các loại vạch kẻ đường để tránh bị mắc phạt

22/09/2022

Việc nhận biết và hiểu đúng ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường sẽ giúp chúng ta đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, đồng thời tránh những lỗi đáng tiếc dẫn đến chịu xử phạt hành chính.

Khái niệm về vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường có tác dụng phân chia làn đường, đướng đi, các vị trí...

Vạch kẻ đường có tác dụng phân chia làn đường, đướng đi, các vị trí...

Vạch kẻ đường theo quy định được nêu tại Luật giao thông đường bộ 2008 là hệ thống báo hiệu đường bộ, có tác dụng phân chia làn đường, đướng đi, các vị trí...

Sự xuất hiện của các loại vạch kẻ đường có tác dụng điều hướng người tham gia giao thông chấp hành luật lệ, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc, va chạm giao thông.

Các loại vạch kẻ đường cơ bản và ý nghĩa cụ thể

Nắm rõ ý nghĩa các loại vạch kẻ đường sẽ giúp bạn chấp hành nghiêm túc luật lệ giao thông

Nắm rõ ý nghĩa các loại vạch kẻ đường sẽ giúp bạn chấp hành nghiêm túc luật lệ giao thông

Dưới đây là một số loại vạch kẻ đường và ý nghĩa vạch kẻ đường cụ thể để quý độc giả có thể tham khảo:

Vạch đơn, màu vàng, nét đứt
Có tác dụng phân chia làn cho các phương tiện giao thông di chuyển ngược chiều nhau. Các tuyến đường này sẽ có vị trí cắt ngang để xe có thể chuyển làn từ cả 2 phía.

Chiều dài đoạn nét liền và nét đứt càng lớn tức tốc độ di chuyển của các phương tiện trên tuyến đường đó càng lớn.

Vạch đơn, màu vàng, nét liền

Có tác dụng phân chia hai chiều các phương tiện di chuyển ngược chiều nhau và không được phép đèn lên vạch hoặc lấn làn.

Vạch đôi song song, liền nét, màu vàng  

Phân chia 2 chiều các phương tiện di chuyển ngược chiều nhau, không được phép đè lên vạch hoặc lấn làn.

Loại vạch này thường xuất hiện trên các tuyến đường lớn, có từ 4 làn xe trở lên và ở giữa không có dải phân cách, không đảm bảo tầm nhìn khi vượt xe.

Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét 

Có tác dụng phân chia 2 chiều các phương tiện chạy ngược chiều nhau, không được phép lấn làn, đè lên vạch. Trường hợp cần thiết, các phương tiện di chuyển trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét sẽ được cắt qua để chạy trên làn ngược chiều.

Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét

Có tác dụng phân chia các làn phương tiện di chuyển cùng chiều. Xe được phép chuyển làn đường.

Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét

Có tác dụng phân chia các phương tiện di chuyển cùng chiều, không được phép lấn làn hoặc đè lên vạch.

Vạch dành cho làn đường ưu tiên

Làn đường này (vạch liền nét) chỉ dành cho một loại xe nhất định và các loại phương tiện khác không được di chuyển vào, trừ một số trường hợp đã quy định riêng tại Luật Giao thông đường bộ.

Trường hợp vạch đứt nét, các phương tiện khác di chuyển vào song phải nhường đường cho loại xe cơ giới nằm trong diện ưu tiên.

Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép, tức một vạch liền và một vạch đứt nét

Có tác dụng phân chia các làn phương tiên giao thông di chuyển cùng chiều, trên làn đường tiếp giáp với các vạch đứt nét mà được phép cắt qua trong trường hợp khẩn cấp. Các phương tiện di chuyển trên làn đường tiếp giáp vạch liền nét sẽ không được phép đè vạch hoặc lấn làn.

Trên thực tế đã có không ít tài xế rơi vào tình huống bị “tuýt còi” vì không nắm rõ ý nghĩa các loại vạch kẻ đường. Do đó, để đảm bảo an toàn giao thông, chấp hành đúng quy định luật lệ, bạn nên nắm vững các loại vạch kẻ cũng như ý nghĩa cụ thể.

Xem thêm: Bỏ túi mẹo học lý thuyết lái xe B2 cực đỉnh

Nguồn ảnh: Internet