Đèn cảnh báo động cơ về khí thải trên ô tô sáng liên tục nói lên điều gì?

15/03/2022

Sau khi khởi động thì tất cả hệ thống đèn cảnh báo trên ô tô sẽ sang 3s rồi tắt. Tuy nhiên, trường hợp đèn cảnh báo động cơ khí thải sáng liên tục hoặc phát sáng khi đang lưu thông trên đường nói lên điều gì?

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật những nguyên nhân phổ biến khiến đèn báo lỗi khí thải phát sáng và cách khắc phục hiệu quả nhất. 

1. Đèn cảnh báo lỗi khí thải trên ô tô là gì? 

Đèn cảnh báo khí thải hay đèn Check Engine là thiết bị liên quan đến các thiết bị bên trong bộ máy làm việc của xe. Hệ thống OBD II làm nhiệm vụ phát hiện những vấn đề bất thường về lượng khí thải của xe và cảnh báo thông qua hiện tượng phát sáng hoặc nháy liên tục đèn Check Engine. Mã sự cố này sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ và sẽ bật cảnh báo động cơ khí thải ở những lần khởi động xe tiếp theo nếu không được khắc phục. 

Ký hiệu đèn Check Engine cảnh báo động cơ khí thải trên ô tô

Ký hiệu đèn Check Engine cảnh báo động cơ khí thải trên ô tô

Bạn có thể phát hiện nguyên nhân gây ra những biến động về lượng khí thải thông qua công cụ quét vào đầu nối chẩn đoán trên xe. Tuỳ vào từng nguyên nhân khác nhau mà có biện pháp khắc phục cho phù hợp. Khi có hiện tượng đèn cảnh báo lỗi khí thải sáng thì bạn cần phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh càng sớm càng tốt để tránh làm hư hỏng máy. 

Xem thêm: Mua bán xe Toyota

2. Nguyên nhân thường gặp khiến đèn cảnh báo khí thải phát sáng 

Nếu trường hợp chỉ có đèn báo lỗi động cơ khí thải sáng thì bạn vẫn có thể tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng một lưu ý nhỏ là khi bất cứ một đèn cảnh báo nào trên xe phát sáng thì bạn cần phải đưa xe đến gara để sửa chữa ngay, tránh những tổn thất nặng nề và không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Những lỗi dẫn đến tình trạng đèn cảnh báo khí thải sáng hoặc nháy liên tục có thể là: 

Hỏng bộ phận đánh lửa 

Tuỳ từng mẫu xe khác nhau mà hãng áp dụng các hệ thống đánh lửa bằng mobin với dây cao áp hoặc bộ chia điện. Đèn báo lỗi động cơ khí thải sẽ nháy liên tục khi một trong số các bộ phận của hệ thống đánh lửa cấp điện cho bugi bị hư hỏng. Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng đánh lửa sai, nhiên liệu không được đốt hết, khả năng cao dẫn đến bộ lọc khí thải bị hỏng, làm giảm hiệu suất của xe. 

Lỗi bộ phận đánh lửa hoặc bugi sẽ dẫn đến tình trạng bộ lọc khí thải bị hư hỏng

Lỗi bộ phận đánh lửa hoặc bugi sẽ dẫn đến tình trạng bộ lọc khí thải bị hư hỏng 

Lỗi Bugi 

Bất kể một bộ phận nào sau quá trình làm việc liên tục đều khó tránh khỏi những hư hỏng. Bugi chịu trách nhiệm chính trong hoạt động đánh lửa cho xe, sau thời gian dài làm việc với điều kiện khắc nghiệt, bugi sẽ bị mòn các cực. Khi gặp tình trạng này, khả năng đánh lửa của bugi giảm dần làm tiêu hao nguồn nhiên liệu, đồng nghĩa với việc lượng khí thải của xe tăng. Những khả năng tệ nhất có thể xảy ra là bugi chết, không hoạt động,… khiến xe bị rung lắc và yếu, đèn cảnh báo khí thải trên ô tô sẽ sáng liên tục.

Hở hoặc kẹt van hằng nhiệt

Nhiệm vụ của van hằng nhiệt là giữa nhiệt độ nước làm mát ở mức phù hợp cho động cơ hoạt động tối ưu thông qua việc đóng/mở để nước lưu thông vào động cơ. Trong trường hợp van này bị hở hoặc kẹt sẽ không khiến cho nhiệt độ làm mát không đạt mức tối ưu trong khoảng thời gian cần thiết. 

Cảm biến Oxy không hoạt động 

Lượng Oxy chưa được đốt cháy sẽ được dẫn ra ngoài thông qua ống xả và được đo lường bởi cảm biến Oxy. Sau đó, lượng Oxy đo được sẽ được báo đến ECU để có sự điều chỉnh nhiên liệu khi phun vào. Trường hợp cơ quan cảm biến Oxy không hoạt động hoặc hư hỏng sẽ khiến lượng nhiên liệu tiêu hao tăng lên đến 30% và xuất hiện tình trạng phát sáng đèn cảnh báo lỗi động cơ khí thải.

Lỗi cảm biến đo gió 

Vai trò của cảm biến đo gió là đo lượng khí thải vào động cơ và ECU tính toán lượng nhiên liệu sẽ được tiêu thụ và phun vào buồng đốt. Khi cảm biến đo gió gặp sự cố sẽ dẫn đến sự sai lệch và mất cân bằng tỷ lệ gió với xăng. Lúc này, hiệu suất động cơ xe giảm và đèn cảnh báo khí thải trên ô tô sẽ nháy hoặc sáng liên tục. 

Nếu hệ thống cảm biến đo gió gặp sự cố thì tỷ lệ gió và xăng sẽ mất cân bằng

Nếu hệ thống cảm biến đo gió gặp sự cố thì tỷ lệ gió và xăng sẽ mất cân bằng 

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì những trường hợp khiến đèn cảnh báo khí thải sáng còn có thể do: 

  • Hư hỏng bộ lọc khí thải là trường hợp ít xảy ra và thường xuất hiện khi bộ cao áp hoặc động cơ gặp trục trặc làm tắc nghẽn bộ lọc, lúc này đèn cảnh báo động cơ khí thải trên ô tô sẽ sáng liên tục. 
  • Kẹt rơ le van lọc khí nhiên liệu khiến cho lượng hơi thoát ra từ bình xăng hoặc hệ thống phun nhiên liệu tăng. Lúc này, đèn check Engine sẽ nhấp nháy liên tục để cảnh báo lượng khí thải bất thường trên xe.
  • Nắp xăng hở hoặc đóng chưa đủ độ chặt sẽ dẫn đến tình trạng xăng thoát ra ngoài nhiều và làm tiêu hao nhiên liệu. Khi đó, hệ thống đo áp suất trong bình xăng sẽ phát hiện bất thường và báo lỗi khí thải động cơ xe. 

3. Cách khắc phục tình trạng đèn cảnh báo khi thải sáng liên tục

Với bất kỳ lỗi nào dẫn đến tình trạng đèn cảnh báo khí thải trên ô tô phát sáng hoặc nháy liên tục nói trên thì cách khắc phục tốt nhất là mang xe đến gara để sửa chữa càng sớm càng tốt. 

Dù bạn đã tìm ra nguyên nhân khiến đèn phát sáng cảnh báo nhưng không có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thì khả năng cao sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Thậm chí là không thể di chuyển xe đến gara mà phải nhờ đến đội cứu hộ thì sẽ vừa mất nhiều thời gian vừa tốn thêm một khoảng chi phí khắc phục. 

Di chuyển xe đến gara khi thấy đèn Check Engine nháy liên tục để khắc phục lỗi

Di chuyển xe đến gara khi thấy đèn Check Engine nháy liên tục để khắc phục lỗi

Để đảm bảo trong quá trình xe được chuyển đến nơi sửa chữa thì tốt nhất bạn vẫn nên kiểm tra các bộ phận xem nguyên nhân ở đâu. Vì một số trường hợp đèn cảnh báo khí thải sáng với lỗi nghiêm trọng thì quá trình di chuyển xe trên đường sẽ không đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. 

Tuỳ vào từng hoàn cảnh cụ thể mà bạn có biện pháp xử lý phù hợp vừa đảm bảo không khiến xe hư hỏng nặng hơn vừa thuận tiện cho quá trình di chuyển cũng như tiết kiệm chi phí cho bản thân.

Xem thêm: Tìm hiểu quy trình và các cấp độ bảo dưỡng xe Toyota

Nguồn ảnh: Internet